You are here:

CFR: “Trái tim” của OKRs để tăng trưởng xuất sắc

Bí quyết để biến các mục tiêu thành hiện thực và xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết và luôn hướng tới thành công cùng CFR.
Picture of OKR.BUSINESS

OKR.BUSINESS

Nền tảng huấn luyện và đào tạo nhân tài
CFR trái tim OKR

Hẳn nhiều bạn trẻ đã và đang tự hỏi về việc làm thế nào để đạt được thành công trong công việc? Làm thế nào để biến những mục tiêu mơ hồ thành hiện thực? Câu trả lời chính là OKRs – một phương pháp quản trị hiện đại đang được nhiều công ty hàng đầu trên thế giới áp dụng. OKR (Objectives and Key Results, hay Mục tiêu và Kết quả then chốt) là một phong cách quản trị hiện đại giúp cá nhân hay tổ chức trên hành trình tiến đến sự thành công trong bối cảnh hiện đại bằng việc xác định rõ mục tiêu của mình và tập trung vào những việc quan trọng nhất cần làm để đạt được mục tiêu đó.

OKRs không chỉ là công cụ giúp bạn xác định mục tiêu rõ ràng, mà còn là chìa khóa để bạn phát triển bản thân và đạt được những thành tựu vượt bậc trên con đường đó. Và bạn cũng sẽ cần biết rằng, chính nguyên lý CFR – Conversations (Đối thoại), Feedback (Phản hồi) và Recognition (Ghi nhận), mới là “lãnh tụ tinh thần” của hành trình phát triển không? Trong khi OKR giúp xác định những gì bạn muốn đạt được một cách tập trung, đồng bộ và thực sự quan trọng, thì CFR sẽ đóng vai trò chủ lực trong việc tạo ra môi trường phù hợp làm nơi nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho những mục tiêu đó trở nên thực sự khả thi thông qua việc đối thoại cởi mở, sự phản hồi mang tính xây dựng và văn hoá ghi nhận một cách tinh tế.

CFR - Conversation, Feedback, Recognition

Đối thoại – Phản hồi – Ghi nhận là 03 cấu phần vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ vững bền

Nguyên lý này được truyền cảm hứng từ tầm nhìn về một môi trường làm việc hoặc dự án cá nhân được phát triển mạnh mẽ và đáp ứng được toàn diện giá trị của CFR. Điều này hỗ trợ to lớn OKR trong việc quản trị các mục tiêu “khô khan” thành một chu kỳ liên tục của sự tiến bộ và cải thiện, đảm bảo bạn luôn tập trung vào những điều doanh nghiệp cần ưu tiên, giúp đội ngũ giữ “lửa” động lực và cả tổ chức cùng đi chung hướng. Cho dù một cá nhân đang trong quá trình xây dựng sự nghiệp, phát triển kỹ năng cá nhân hay nâng cao khả năng lãnh đạo một nhóm hiệu suất cao, CFR sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho động lực thúc đẩy tiến đến sự xuất sắc.

Đối thoại: Sức mạnh của kết nối

Bạn có bao giờ gặp khó khăn khi làm việc trong một nhóm? Có bao giờ bạn cảm thấy khó trong việc trình bày và bảo vệ ý kiến của mình để các thành viên khác đồng thuận và ủng hộ? Đối thoại chính là chìa khóa để giải quyết những khúc mắc này một cách tinh tế. Chủ động trao đổi với đồng nghiệp, chia sẻ ý tưởng và cùng nhau tìm ra giải pháp tốt nhất là những cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả để cải thiện vấn đề này. Đối thoại và giao tiếp thông minh được xem như là một trong nhân tố quan trọng cho sự phát triển của con người hiện đại. Việc giao tiếp, tạo ra ngôn ngữ và sử dụng chúng một cách khéo léo được tin rằng giúp nuôi dưỡng sự hiểu biết, xây dựng các mối quan hệ và giải phóng tiềm năng, hình thành nên tổ chức xã hội đến ngày nay.

1. Đối thoại chủ động thúc đẩy tiến bộ

Trong tình huống thường ngày, khi làm việc trong một đội nhóm hoặc tổ chức, mỗi thành viên hoàn toàn có thể có những góc nhìn khác nhau hoặc ý tưởng khác nhau để cùng đóng góp và công việc chung. Việc chủ động đối thoại, chủ động chia sẻ và trao đổi ý kiến giữa các thành viên sẽ giúp cập nhật về tiến độ, chia sẻ những thách thức và cùng nhau khám phá các giải pháp sáng tạo.

Đối thoại không chỉ giúp cập nhật tiến độ mà còn tạo cơ hội để thấu hiểu sâu sắc hơn về vấn đề, từ đó đưa ra quyết định phù hợp hơn. Đó cũng là cách đội ngũ làm rõ kỳ vọng, giảm thiểu hiểu lầm và thúc đẩy hiệu quả công việc.

2. Hợp tác, không phải mệnh lệnh

Tại nơi làm việc, đối thoại là điều cần thiết cho sự hợp tác, đổi mới và giải quyết vấn đề. Chúng cho phép bạn chia sẻ kiến ​​thức, động não ý tưởng và làm việc cùng nhau một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu chung. Trao đổi thường xuyên với người quản lý hoặc người cố vấn của bạn có thể giúp bạn luôn phù hợp với các mục tiêu của mình, xác định các lĩnh vực cần phát triển và vượt qua những thách thức. Do vậy, đối thoại trong CFR luôn cần là con đường hai chiều. Việc đối thoại trong bối cảnh hiện nay đã hầu như không còn là những chỉ thị từ trên xuống (top down hay water fall), đặc biệt với GenZ – lực lượng lao động chủ lực mới.

CFRs 2

Trao đổi một cách chủ động giúp hạn chế rất nhiều hiểu lầm không đáng có

Để đội ngũ cùng chung tay đóng góp một cách tích cực, cần ưu tiên nuôi dưỡng khả năng lãnh đạo linh hoạt, như Lãnh đạo Tình huống, và xây dựng môi trường cởi mở, hợp tác, nơi mọi tiếng nói đều được lắng nghe. Để tạo môi trường hợp tác, trong nhiều tổ chức hiện đại, thay vì lãnh đạo đưa ra mệnh lệnh, họ có thể tổ chức các buổi “đồng sáng tạo” (co-creation) hay kết hợp áp dụng phương pháp hỏi kích thích tư duy (Thought-provoking questions) hoặc những dạng câu hỏi khơi gợi (Probing questions)

3. Sức mạnh của lắng nghe tích cực

Còn với các tổ chức, nuôi dưỡng văn hóa giao tiếp cởi mở thúc đẩy tinh thần cộng đồng và sự gắn bó. Nó khuyến khích nhân viên chia sẻ ý tưởng một cách tự do, cộng tác hiệu quả và đóng góp tài năng độc đáo của họ vào thành công của tổ chức. Đối thoại giúp bạn kết nối với những người khác ở mức độ sâu sắc hơn, nuôi dưỡng sự đồng cảm và thấu hiểu. Chúng cho phép bạn chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình, có được những quan điểm mới và xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa.

Những cuộc trò chuyện thực sự mang lại hiệu quả thường đến từ việc lắng nghe tích cực. Thay vì chỉ trích, phản bác hoặc bỏ qua, người quản lý cần lắng nghe cẩn thận, đặt câu hỏi làm rõ, và tổ chức họp khi cần thiết để thống nhất thông tin hay điều chỉnh quy trình. Khi các thành viên cảm thấy mình được lắng nghe và tôn trọng ý kiến, họ có nhiều khả năng đóng góp tích cực và hăng say trình bày hơn. Để tăng hiệu quả trong giao tiếp, hãy chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm, và sử dụng các dấu hiệu phản hồi khi đối thoại. Điều này sẽ góp phần xây dựng sự kết nối mạnh mẽ hơn giữa các thành viên trong nhóm và tìm ra giải pháp tối ưu hơn với đóng góp từ tập thể.

Phản hồi: Nền tảng cho sự tăng trưởng

Bạn đã từng trải qua cảm giác khi nhận được phản hồi từ đồng nghiệp hoặc cấp trên và cảm thấy mình như được “thức tỉnh” chưa? Aha! Đúng vậy, Phản hồi không chỉ đơn thuần là lời khen ngợi hay chỉ trích; nó chính là giá trị mạnh mẽ và hiệu quả bậc nhất cho mỗi cá nhân và tổ chức liên tục cải thiện để tiến xa hơn trên hành trình phát triển. Khi việc phản hồi được ghi nhận mang tính xây dựng và chân thành, điều này sẽ trở thành nguồn năng lượng quý giá, giúp bạn có thêm góc nhìn, có cơ hội hiểu rõ hơn về chính mình, kịp thời điều chỉnh hướng đi và hoàn thiện bản thân.

1. Chuyển hoá phản hồi thành năng lượng

Cùng hình dung bạn là một thành viên trong một đội nhóm, có buổi họp nội bộ để trình bày và cập nhật nhiệm vụ phụ trách. Anh chị quản lý trực tiếp có nhiều năm kinh nghiệm thay vì trao đổi: “Giải pháp này không phù hợp với mục tiêu. Cần làm lại” thì sẽ đưa ra góp ý: “Bạn đã làm tốt bước này, nhưng nếu bạn thử cách tiếp cận vấn đề khác, kết quả có thể sẽ tốt hơn”. Như vậy, ở ví dụ đơn giản này, thay vì chỉ trích, phản hồi hiệu quả tập trung vào khía cạnh hiệu quả, sẽ mang lại cho bạn cảm giác được đồng hành và hướng dẫn.

Phản hồi là cách tiếp cận tiên tiến vượt trội hơn, kể cả trong trường hợp có sai sót, được thể hiện như là cách để ghi nhận nỗ lực và thúc đẩy tinh thần sáng tạo. Phản hồi, khi được truyền đạt đúng cách, không chỉ giúp cải thiện hiệu suất mà còn xây dựng sự tự tin và thái độ tích cực để đối mặt với những thách thức lớn hơn. Nó giống như kim chỉ nam, giúp bạn định hướng và tối ưu hóa hành trình của mình. Khi phản hồi được thực hiện đúng, mỗi cá nhân không chỉ cải thiện hơn mà còn trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ trên đường dài.

2. Rõ ràng và tập trung vào hành động

Để phản hồi hiệu quả, nội dung và cách đưa ra phản hồi cần không mơ hồ hay quá tổng quát. Thay vì nói: “Bản cáo cáo làm chưa tốt,” hãy chuyển thành “Báo cáo của bạn rất chi tiết, nếu có thêm trang tóm tắt những điểm quan trọng cần chú ý ở phần đầu, người đọc sẽ dễ nắm bắt thông tin hơn”. Ở ví dụ trên, việc phản hồi cụ thể và tập trung vào một kết quả được kỳ vọng sẽ giúp người nhận cảm thấy được ghi nhận và sẵn sàng cải thiện thay vì bị chê trách.

Khi nội dung phản hồi rõ ràng giúp tạo sự minh bạch, giảm thiểu hiểu lầm và giúp cá nhân tiếp nhận dễ dàng xác định các bước hành động cần thiết. Một văn hoá làm việc có phản hồi cụ thể, rõ ràng cũng sẽ thúc đẩy sự tự tin và khả năng tự điều chỉnh của mỗi thành viên, giúp họ  tiến bộ nhanh chóng hơn.

CFRs 1

Việc phản hồi càng trở nên hiệu quả với hành động cải tiến rõ ràng và cụ thể

3. Hỗ trợ kịp thời và nhất quán

Phản hồi cũng giống như việc chăm sóc cây cối – nếu bạn chờ quá lâu để tưới nước, cây có thể đã khô héo. Ngược lại, nếu bạn cho quá nhiều nước, cây có thể bị ngập úng. Việc đưa ra góp ý kịp thời, đúng việc đúng thời điểm ngay khi vấn đề xảy ra hoặc khi hành vi đáng khen được thể hiện, sẽ tăng giá trị và hiệu quả của phản hồi.

Ở nhiều doanh nghiệp đang có những buổi đánh giá hiệu suất định kỳ 06 tháng hoặc vào cuối năm. Tuy nhiên, giá trị của việc này khó có thể thay thế những cuộc trò chuyện hàng tháng hoặc thậm chí hàng tuần, để có thể kịp thời nâng cao tinh thần, cổ vũ thành tích hoặc giúp đội ngũ cải thiện chất lượng công việc ngay khi cần.

Sự nhất quán trong phản hồi cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Đây là yếu tố nhằm đảm bảo cho tính liên tục của hiệu suất làm việc đồng thời xây dựng lòng tin và sự cam kết trong đội nhóm. Nó giúp các thành viên cảm thấy rằng họ được quan tâm và đồng hành trong hành trình phát triển của mình một cách thật tâm. Điều này đặc biệt quan trọng khi làm việc với các đội nhóm đa thế hệ, và mỗi cá nhân có thể có những kỳ vọng và phong cách làm việc khác nhau.

4. Nuôi dưỡng văn hóa phản hồi mang tính xây dựng

Phản hồi không chỉ đơn thuần là “trách nhiệm và nghĩa vụ” của cấp trên đối với nhân viên mà nên được ủng hộ, phát triển như một nếp văn hoá tích cực trong toàn tổ chức. Một môi trường nơi mọi người cảm thấy thoải mái khi đưa ra và nhận lại phản hồi sẽ tạo ra sự gắn kết mạnh mẽ hơn. Điều này không chỉ thúc đẩy sự phát triển cá nhân mà còn giúp cả tổ chức liên tục đổi mới và thích nghi với những thách thức mới.

Việc nhận được phản hồi phù hợp, cụ thể, đúng lúc và mang tính xây dựng là một nét đẹp trong văn hoá làm việc tích cực. Điều này giúp mỗi người tiếp nhận có cơ hội nhận diện rõ ràng điểm mạnh và điểm yếu, từ đó phát triển kỹ năng và khẳng định giá trị bản thân trong đội nhóm. Nhiều nghiên cứu và phân tích về năng lực lãnh đạo cũng đồng thuận với nhận định phản hồi sẽ là nguồn tài nguyên vô giá, cung cấp góc nhìn mới mẻ và giúp tất cả thành viên của bất kỳ tổ chức không ngừng nâng cao năng lực, luôn ở trạng thái “học hỏi và cải thiện” và sẵn sàng bứt phá để dẫn đầu.

Ghi nhận: Thúc đẩy động lực và sự tham gia

Trong hành trình chinh phục ước mơ và khẳng định bản thân, bên cạnh nỗ lực không ngừng, sự Được công nhận đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy chúng ta vươn tới thành công.

Theo nghiên cứu của tác giả Todd Kunsman, một số con số thú vị về sự công nhận trong công việc và những tác động đáng kể mà những nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp cần cân nhắc. Cụ thể, khi thử nghiệm gia tăng gấp đôi số lần công nhận nhân viên, chất lượng công việc của đội ngũ có thể tăng 24%, tỉ lệ gắn bó tăng 27%, và hiệu suất công việc cải thiện 10%.

Theo tháp nhu cầu Maslow, nhu cầu được tôn trọng và cảm thấy có giá trị (cấp 4) rất quan trọng. Điều này bao gồm sự công nhận trong công việc, công nhận thành tích, phát triển và thăng tiến. Thay vì làm việc một cách máy móc, sự công nhận giúp nhân viên có động lực làm việc tốt hơn, giúp nhân sự đặt nhiều tâm huyết và năng lượng hơn vào công việc.

1. Sự ghi nhận không chỉ là lời khen

Sự công nhận không đơn thuần là những lời khen ngợi hời hợt mà là một công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy động lực và tinh thần làm việc. Nó có thể được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với từng cá nhân và bối cảnh.

Một lời cảm ơn chân thành, một cái gật đầu khích lệ, hay những hành động lớn hơn như khen thưởng vật chất, cơ hội thăng tiến, hoặc sự vinh danh trước tập thể đều mang lại giá trị. Việc áp dụng đa dạng hình thức ghi nhận giúp đảm bảo rằng mọi nỗ lực, dù lớn hay nhỏ, đều được nhìn nhận một cách trân trọng một cách phù hợp.

Bên cạnh sự ghi nhận từ cấp trên, sự công nhận giữa đồng nghiệp cũng rất quan trọng. Một lời khen, một sự động viên, hay một sự hỗ trợ kịp thời vào những lúc khó khăn trong khi làm việc đều là những biểu hiện của sự công nhận, góp phần xây dựng một môi trường làm việc gắn kết hơn.

Thành công không chỉ nằm ở kết quả cuối cùng mà còn ở cả hành trình nỗ lực. Việc trân trọng và ghi nhận cả quá trình bên cạnh kết quả sẽ giúp cá nhân cảm thấy được khuyến khích và duy trì động lực ngay cả khi họ chưa đạt được mục tiêu.

2. Ghi nhận thành công dù lớn hay nhỏ

Một văn hóa ghi nhận thành công không nên chỉ tập trung vào những thành tựu to lớn sau cùng mà cần lan tỏa đến cả những cột mốc thắng lợi nhỏ.

Ví dụ, việc khen ngợi một nhân viên mới vì đã chủ động trong một dự án hoặc ghi nhận sự nỗ lực của một cá nhân trong một giai đoạn khó khăn không chỉ thúc đẩy tinh thần của họ mà còn gửi thông điệp đến mọi người rằng: “Mọi nỗ lực đều đáng trân trọng”

Khi tất cả mọi người trong tổ chức cảm thấy được nhìn nhận, họ sẽ có động lực để đóng góp nhiều hơn, từ đó xây dựng một môi trường làm việc giàu ý nghĩa và hiệu quả.

CFRs 1

Mọi thành quả đều xứng đáng được chia sẻ và khích lệ nhau

3. Xây dựng văn hóa hiệu suất cao

Sự công nhận được nhiều doanh nghiệp và nhà quản lý nhân sự xác nhận là nền tảng quan trọng tạo nên văn hóa hiệu suất cao trong công việc.

Khi một cá nhân cảm thấy được trân trọng, họ có xu hướng làm việc hết mình không chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn vì cống hiến cho mục tiêu chung. Do vậy, một môi trường mà sự công nhận là một phần không thể thiếu để khuyến khích, ủng hộ cho sự hợp tác, chia sẻ ý tưởng, và sáng tạo giữa tất cả thành viên. Quan trọng hơn, phát triển dần qua thời gian, văn hóa này sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra một tổ chức phát triển bền vững.

Một nơi làm việc nơi các thành tựu được đều ghi nhận một cách chân thành, nơi mọi người cảm thấy được ủng hộ và động viên. Chính sự công nhận sẽ là tia lửa thắp sáng động lực, giúp cá nhân và tổ chức vươn tới những tầm cao mới.

4. Áp Dụng Sự Công Nhận Trong Công Việc và Cuộc Sống

Sự công nhận không chỉ quan trọng trong công việc mà còn cần được thực hành hàng ngày trong cuộc sống của mỗi người. Đầu tiên, hãy tự ghi nhận bản thân mình. Học cách tự hào về những thành tựu nhỏ nhất giúp bạn duy trì động lực và nâng cao năng lượng tích cực. Việc ghi nhận người khác cũng quan trọng không kém. Bằng cách thể hiện sự công nhận một cách chân thành đối với những người đã giúp đỡ và đồng hành cùng bạn, bạn lan tỏa giá trị tích cực trong cộng đồng.

Hãy tìm kiếm những môi trường làm việc có văn hóa ghi nhận. Làm việc tại nơi mà sự công nhận được coi trọng sẽ giúp bạn phát huy tối đa tiềm năng và cảm thấy công việc ý nghĩa hơn. Đa dạng hóa hình thức ghi nhận cũng là điều cần thiết. Sự công nhận không chỉ là những lời khen ngợi mà còn có thể là một lời cảm ơn chân thành, một cái gật đầu khích lệ, hay những hình thức trang trọng hơn như phần thưởng vật chất, cơ hội thăng tiến, hay sự vinh danh trước tập thể.

Sự ghi nhận từ đồng nghiệp cũng vô cùng quan trọng. Đó có thể là một lời động viên, một sự giúp đỡ kịp thời, hay đơn giản là một lời khen ngợi về một ý tưởng sáng tạo. Cuối cùng, hãy ghi nhận cả quá trình nỗ lực, không chỉ kết quả cuối cùng. Việc này giúp bạn cảm thấy được trân trọng ngay cả khi chưa đạt được mục tiêu cuối cùng, đồng thời khuyến khích bạn tiếp tục cố gắng hơn nữa.

Tất cả những điều này góp phần tạo nên một môi trường sống và làm việc tích cực, nơi mọi người đều cảm thấy được ghi nhận và động viên để đạt tới những thành tựu cao hơn.

CFR – Xây dựng đội ngũ vững mạnh

CFR ngày càng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ vững mạnh và tạo ra môi trường hợp tác và tích cực. CFR là nhịp đập của OKR (Mục tiêu và Kết quả chính), không chỉ giúp theo đuổi mục tiêu một cách có chủ đích mà còn thúc đẩy một chu kỳ cải thiện và đạt được thành tích liên tục. Bằng cách đón nhận Đối thoại, Phản hồi và Ghi nhận, bạn sẽ chuyển từ việc chỉ đơn giản là thiết lập mục tiêu sang việc thúc đẩy sự phát triển bền vững.

CFRs 2

Một văn hoá làm việc minh bạch và thông suốt là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững

Trong kinh doanh và cả cuộc sống, CFR trao quyền cho bạn và các thành viên trong đội nhóm, tổ chức hay các mối quan hệ xã hội rộng hơn để thích ứng và vượt qua các thách thức, đánh dấu kỷ niệm ở mọi cột mốc quan trọng. Việc tích hợp CFR vào các phương pháp OKR giúp thay đổi cách tiếp cận thành công – biến mục tiêu thành bước đệm cho những thành tựu to lớn hơn.

Nhận diện và ghi nhận đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng cao hành trình của bạn. Sự ghi nhận không chỉ đến từ cấp trên mà còn từ đồng nghiệp, giúp mọi người cảm thấy được trân trọng và động viên tinh thần. Hãy cụ thể khi ghi nhận và vượt qua những lời cảm ơn đơn thuần. Ghi nhận thành công ngay tại thời điểm xảy ra, dù nhỏ bé, để tạo ra sự gắn kết và nâng cao tinh thần làm việc.

Hãy bắt đầu tận dụng CFR ngay hôm nay và chứng kiến cách nó giải phóng tiềm năng và truyền cảm hứng cho sự phát triển ở mỗi bước ngoặt của bạn. CFR sẽ giúp bạn biến những mục tiêu thành hiện thực và xây dựng một đội ngũ mạnh mẽ, gắn kết, và luôn hướng tới thành công.

Thông tin thêm:

None found

Facebook
LinkedIn
Twitter
Bình luận