Nguồn gốc và Sự phát triển
Khoảng một thế kỷ trước, vào đầu những năm 1920,Trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School – HBS) đã tiên phong trong việc thay đổi phương pháp giảng dạy bằng việc giới thiệu Phương pháp Tình huống Kinh doanh (Business Case Method). Phương pháp này được thiết kế nhằm mô phỏng các bối cảnh kinh doanh thực tế, giúp người học không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn chủ động tham gia vào các tình huống kinh doanh đa dạng.
Phương pháp này khác biệt hoàn toàn so với lối giảng dạy truyền thống. Thay vì thụ động nghe giảng và học từ các giáo sư, học viên sẽ chủ động giải quyết các thách thức kinh doanh thực tiễn. Phương pháp này giúp học viên phát triển khả năng xử lý thông tin hiệu quả và tư duy phản biện, cùng với việc xây dựng các kỹ năng quan trọng như Suy nghĩ phản biện (Khối óc), Ra quyết định dứt khoát (Bàn tay), và quan trọng hơn cả là Thấu hiểu yếu tố con người đằng sau mỗi quyết định (Con tim).
Nguyên tắc Cốt lõi và Phương pháp luận
Phương pháp Tình huống Kinh doanh xoay quanh việc giải quyết các vấn đề kinh doanh thông qua việc nhập vai. Học viên hoặc nhóm học viên sẽ được cung cấp thông tin từ các tình huống kinh doanh thực tế, có thể đến từ các tập đoàn đa quốc gia hay ở những công ty khởi nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh. Những thông tin cung cấp thường không đầy đủ nhằm mô phỏng đúng những gì diễn ra trong môi trường kinh doanh thực. Mục đích là giúp học viên hiểu rằng, trong kinh doanh, thông tin luôn có giới hạn và các nhà lãnh đạo phải ra quyết định trong bối cảnh đó.
Về nguyên lý, phương pháp này có vận dụng hài hòa mô hình Bàn tay – Con tim – Khối óc (Hands – Heart – Head). Theo đó, trong quá trình tham gia, người học không chỉ phân tích một cách logic những con số (Khối óc) trong phạm vi khả thi, họ còn cần phải tư duy đào sâu vào các tác động khác như động lực con người, động cơ của các bên liên quan, xu hướng thị trường và những thách thức về mặt cảm xúc (Con tim) trong quá trình dẫn dắt đội ngũ để xử lý những tình huống phát sinh. Sau đó, người học sẽ làm việc với những thành viên trong nhóm để cùng thảo luận, trao đổi nhằm phát triển các giả định có thể xảy ra và từ đó hoạch định kế hoạch hành động khả thi nhất (Bàn tay), với lập luận và phán đoán nhạy bén của một nhà kinh doanh như thể bạn đang thực sự lãnh đạo một công ty.
Mô hình Bàn tay – Con tim – Khối óc
Mô hình Bàn tay – Con tim – Khối óc là phương pháp tiếp cận lãnh đạo hiện đại, mang lại sự phát triển toàn diện trong ra quyết định và lãnh đạo. Khối óc đại diện cho tư duy chiến lược và khả năng phân tích sắc bén, Con tim là trí tuệ cảm xúc và khả năng kết nối với mọi người, còn Bàn tay là khả năng hiện thực hóa ý tưởng và tạo ra kết quả.
Cho dù bạn đang chuẩn bị cho một vai trò tại một công ty khởi nghiệp đang phát triển nhanh chóng hay hướng tới vị trí lãnh đạo trong một công ty đa quốc gia, sự kết hợp giữa ba yếu tố này giúp các nhà lãnh đạo không chỉ đạt được thành công về mặt chiến lược mà còn xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đội ngũ và đối tác, đồng thời tạo ra giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.
Học tập phối hợp và Tính thực tiễn
Việc hợp tác nhóm là yếu tố then chốt trong Phương pháp Tình huống Kinh doanh. Với sự tôn trọng đa dạng sắc tộc hay khác biệt ngôn ngữ hoặc kinh nghiệm làm việc, học viên sẽ làm việc cùng nhau để phân tích, thảo luận và đề xuất giải pháp cho các vấn đề kinh doanh, phát triển khả năng tư duy phản biện và đồng cảm. Điều này không chỉ giúp họ mài giũa kỹ năng phân tích mà còn tăng cường trí tuệ cảm xúc và khả năng làm việc nhóm.
Qua quá trình làm việc, từ những kỹ năng có được thông qua quá trình học tập và rèn luyện bằng Phương pháp Tình huống Kinh doanh đột phá, học viên sẽ rèn luyện được những kỹ năng quan trọng, chuẩn bị sẵn sàng khi đối mặt với những thách thức phức tạp ngoài thị trường, mang đến những quyết định lấy con người làm trung tâm trong hành động và hướng đến giải pháp có giá trị thực của doanh nghiệp.
Tác động toàn cầu và Lợi ích bền vững
Không chỉ riêng sinh viên tốt nghiệp từ Harvard mà bất kỳ bạn trẻ tài năng nào đã dành thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và thực hành thành thạo phương pháp tình huống có tỉ lệ cao trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc toàn cầu trong tương lai vì sự tinh tế trong trí tuệ cảm xúc và khả năng phối hợp hiệu quả trong những tình huống phức tạp. Họ hiểu rằng mọi quyết định kinh doanh đúng đắn đều tạo ra hoặc góp phần tác động tích cực đến khách hàng, đối tác, xã hội và cả môi trường sống cùng thế giới xung quanh.
Những kỹ năng này giúp họ chuẩn bị sẵn sàng khi đối mặt với những thách thức phức tạp ngoài thị trường, mang đến những quyết định lấy con người làm trung tâm trong hành động và hướng đến giải pháp có giá trị thực của doanh nghiệp.
Tương lai của Giáo dục Kinh doanh
Phương pháp tình huống kinh doanh (Harvard Case Method) hiện đang là triết lý giáo dục xuyên suốt tại trường Harvard và được áp dụng ở rất nhiều tổ chức giáo dục hàng đầu khác trên toàn thế giới. Đó không chỉ là một phương pháp giảng dạy hiệu quả, mà còn là một hành trình chuyển đổi về tâm thức , tư duy tầng cao và năng lực xử lý tình huống của người học.
Trong thế giới ngày nay, tốc độ phát triển nhanh chóng cùng song hành với môi trường biến động toàn cầu, từ VUCA đến BANI, nền kinh tế chung trên thế giới đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng thấy. Hơn bao giờ hết, các nhà lãnh đạo trước bối cảnh mới cần phải có tầm nhìn chiến lước, cùng xây dựng tổ chức có khả năng linh hoạt và thích ứng rất cao, lắng nghe bằng sự thấu cảm và quyết liệt trong định hướng hành động.
Trước bối cảnh đó, Phương pháp tình huống kinh doanh sẽ tiếp tục phát triển với sự tích hợp của các nền tảng kỹ thuật số, mô phỏng vấn đề trong thời gian thực, phát huy thế mạnh tiềm năng của AI nhằm mang đến cho những tài năng tương lai sự chuẩn bị kỹ càng, được tiếp cận và học tập từ kho kiến thức khổng lồ của nhân loại, được học hỏi kinh nghiệm và đúc kết bài học quý báu từ tất cả bộ óc vĩ đại trên toàn thế giới.
Tích hợp trong chương trình IEP
Tại Chương trình Thực tập Xuất sắc (Internship of Excellence Program – IEP), chúng tôi đã tích hợp Phương pháp Tình huống Kinh doanh của Harvard vào cốt lõi chương trình, giúp học viên không chỉ rèn luyện tư duy sắc bén (Khối óc) mà còn phát triển trí tuệ cảm xúc (Con tim) và khả năng hành động (Bàn tay). IEP cam kết tiếp tục tích hợp và phát triển phương pháp này, giúp tất cả các bạn tham gia có được sự chuẩn bị tư duy phản biện, lãnh đạo với sự đồng cảm và hành động với sự tự tin và quyết đoán trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào. Sự kết hợp này tạo nên những nhà quản lý, lãnh đạo tương lai phát triển toàn diện và hiệu quả.
Trong quá trình tham gia chương trình IEP, bạn sẽ không chỉ đào tạo về kỹ năng mà còn được tham gia vào các dự án kinh doanh thực tế. Tại đây, khả năng thấu cảm với đồng đội và các bên liên quan (Con tim) sẽ giúp bạn đạt được những kết quả xuất sắc, cùng với tư duy chiến lược và kỹ năng kỹ thuật (Khối óc). Với sự hỗ trợ, hướng dẫn từ các doanh nhân và mentor nhiệt tình và giàu kinh nghiệm, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn tận tâm, giúp phát triển không chỉ về kỹ năng mà còn tầm nhìn lãnh đạo và giá trị nhân văn.
Tham gia Chương trình Thực tập Xuất sắc (Internship of Excellence Program – IEP) ngay hôm nay
- Thông tin về Chương trình Thực tập Xuất sắc – IEP tại: https://okr.business/dich-vu/internship-of-excellence/
- Tư vấn về chương trình IEP: Ms. Phúc (Vivien) – 📧: [email protected] – 📱: 0896.653.359
- Vị trí huấn luyện đào tạo:
- Phát triển kinh doanh (Business Development Specialist)
- Sáng tạo nội dung (Creative Content Creator)
- Tiếp thị kỹ thuật số (Professional Digital Marketer)
- Tối ưu từ khóa tìm kiếm (SEO Specialist)