You are here:

Phương pháp Tình huống Kinh doanh Harvard – 05 Nhóm Tình huống Kinh doanh Phổ biến

Hiểu rõ 05 nhóm tình huống kinh doanh phổ biến cùng Phương pháp Phân tích Kinh doanh từ Harvard Business School giúp trang bị bức tranh chiến lược và tổng thể về những thách thức trong môi trường kinh doanh toàn cầu sôi động.
Picture of OKR.BUSINESS

OKR.BUSINESS

Nền tảng huấn luyện và đào tạo nhân tài
Data Analytics

Môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay đang được mở rộng nhanh chóng và đối mặt với nhiều biến động, thách thức. Các doanh nghiệp không ngừng đối mặt với vô vàn thử thách mới song hành cùng cơ hội phát triển. Đối với vai trò của những nhà lãnh đạo tương lai, việc xác định phương hướng phát triển đúng đắn và phù hợp trong môi trường này không chỉ đòi hỏi việc am hiểu kiến thức sâu rộng, mà còn cần khả năng tư duy phản biện sâu sắc và những chiến lược xuất sắc.

Phương pháp Tình huống Kinh doanh của Trường Kinh doanh Harvard (HBS Case method) là một trong những phương pháp giáo dục hiện đại và hiệu quả nhất được công nhận rộng rãi trên thế giới khi huấn luyện cho người học những tình huống kinh doanh hết sức thực tế, trui rèn kỹ năng cứng và cả kỹ năng hỗ trợ vô cùng cần thiết để có thể ứng biến với tình hình mới.

Với phương pháp này, người học sẽ được tích lũy rất nhiều kinh nghiệm bám sát thực tiễn, được cọ xát với những thử thách đa dạng trong thế giới kinh doanh, từ lãnh đạo đội nhóm, đưa ra quyết định tài chính, quản lý hoạt động toàn cầu cho đến đảm bảo các tiêu chuẩn đạo đức trong kinh doanh. Ở bài viết này, hãy cùng nhau khám phá 05 nhóm tình huống kinh doanh phổ biến, bao quát nhiều vấn đề được áp dụng thường xuyên trong Phương pháp Tình huống Kinh doanh của Harvard.

HBS Case method

Một khung cảnh của những học viên doanh nhân tham gia HBS Case method

Quản trị Chiến lược & Tăng trưởng

Lĩnh vực này tập trung vào các quyết định mang tính chiến lược thiết yếu nhằm giúp định hình đường lối phát triển và hướng đi quan trọng của một công ty hoặc đơn vị kinh doanh hoặc một nhãn hàng xác định. Một số tình huống phổ biến được phân tích bao gồm:

  • Phân tích & thâm nhập thị trường: Đánh giá nhu cầu khách hàng, tiềm năng thị trường và xây dựng chiến lược hiệu quả để phát triển thị trường hiện hữu hoặc thâm nhập vào thị trường mới.
  • Định vị cạnh tranh: Nhận diện cơ hội và thách thức, đồng thời xây dựng chiến lược Go-to-market để đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững.
  • Đổi mới & Đột phá: Đối phó với những thay đổi quan trọng như công nghệ, hành vi sử dụng và/hoặc điều chỉnh mô hình kinh doanh để đảm bảo vị thế của người dẫn đầu thị trường.
  • Phát triển bền vững: Đảm bảo tăng trưởng kinh doanh cân bằng với các hoạt động bảo vệ môi trường, tôn trọng những giá trị đạo đức và khả năng tồn tại lâu dài.

Lãnh đạo & Động lực Phát triển

Yếu tố nguồn nhân lực trong môi trường kinh doanh mang ý nghĩa sống còn trong tất cả đơn vị, tổ chức. Vai trò quan trọng của việc xây dựng đội ngũ hiệu suất cao và sẵn sàng thích ứng với thay đổi luôn là bài toán được những nhà lãnh đạo và doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. 04 tình huống sau thường xuyên được mang vào những tình huống kinh doanh:

  • Phong cách lãnh đạo: Nhận diện, xác định, khám phá và phát huy cách các phong cách lãnh đạo khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến việc ra quyết định và phát triển năng lực đội nhóm.
  • Văn hóa & Thay đổi Tổ chức: Quản lý động lực tích cực, xây dựng văn hóa cạnh tranh lành mạnh hay tạo sự gắn kết của nhân viên cùng hướng đến thúc đẩy sự hợp tác dẫn đến thành công chung.
  • Giao tiếp & Giải quyết Xung đột: Xây dựng kỹ năng giao tiếp hiệu quả, phù hợp để giải quyết xung đột, vượt qua cái tôi và cùng đạt được thống nhất chung trong quá trình làm việc, đặc biệt trong những tình huống có tính áp lực cao.
  • Đa dạng & Hòa nhập: Không phân biệt, tôn trọng khác biệt và biết cách tận dụng sự đa dạng trong tổ chức để khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo mang lại giá trị.
Tình huống kinh doanh

Việc thống nhất và cùng hướng đến giá trị chung cho tổ chức là ưu tiên quan trọng hơn hết trong công việc.

Nâng cao Năng lực & Ra quyết định

Những tình huống thuộc nhóm này thường đi rất sâu vào những trở ngại, thách thức mang tính cốt lõi trong các nhóm chức năng kinh doanh chính hoặc năng lực phối hợp xử lý liên phòng ban. Đây là một trong những nhóm tình huống có sự đa dạng cao nhất nhưng cũng giá trị to lớn cho người thực hành khi mang lại nhiều góc nhìn và giải pháp mang tính đột phá.

  • Vận hành & Chuỗi cung ứng: Tối ưu hóa quy trình sản xuất và quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và khả năng phục vụ khách hàng với lead time tối ưu.
  • Tiếp thị & Xây dựng thương hiệu: Phát triển các chiến lược thu hút khách hàng và xây dựng bản sắc thương hiệu mạnh mẽ. Trong thực tế, có không ít doanh nghiệp hay sản phẩm có chất lượng nhưng khó thành công nếu không có được chiến lược tiếp thị hiệu quả.
  • Tài chính & Kế toán: Phân tích báo cáo tài chính, kiểm soát chi phí hay đưa ra quyết định đầu tư hợp lý để hỗ trợ tăng trưởng kinh doanh bền vững là mối quan tâm hàng đầu với nhiều doanh nghiệp, từ quy mô Đa quốc gia đến SME hay công ty start-up.
  • Quản trị Nguồn nhân lực: Hoạch định chiến lược thu hút và tuyển dụng nhân tài phù hợp với các mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp có được lực lượng lao động am hiểu văn hóa tổ chức và hiệu suất cao.

Đạo đức & Trách nhiệm Xã hội 

Ngày nay, trước những thay đổi to lớn của không chỉ môi trường sống và cả biến động trong văn hóa xã hội, thực hành kinh doanh có đạo đức và trách nhiệm xã hội ngày càng trở thành tôn chỉ quan trọng và là thước đo cho sự thành công mới của nhiều doanh nghiệp muốn hướng đến phát triển bền vững, lâu dài và trở nên “vĩ đại”.

  • Ra quyết định có đạo đức: Linh hoạt ứng biến với những tiêu chuẩn đạo đức đa phương và đưa ra quyết định đúng đắn nhằm đảm bảo sự cân bằng hài hòa với lợi ích của doanh nghiệp.
  • Trách nhiệm xã hội và môi trường (CSR/ESG): Phát triển các chiến lược phát triển, tăng trưởng trong kinh doanh và đảm bảo lợi nhuận với tạo ra giá trị cho cộng đồng, xã hội và tác động tích cực đến môi trường.
  • Quản lý các bên liên quan: Bài toán cân bằng hài hòa với nhu cầu, giá trị và đóng góp của các bên liên quan khác nhau, từ khách hàng đến nhân viên và nhà đầu tư trong từng giai đoạn hoặc theo mục tiêu kinh doanh xác định.
  • Quản trị doanh nghiệp: Thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và hành vi đạo đức trong việc tổ chức, vận hành và kiểm soát trong nội bộ doanh nghiệp giúp việc thực thi quản trị doanh nghiệp phù hợp với lợi ích của các cổ đông và định hướng của Ban điều hành.
Tình huống kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh cần được cân bằng với giá trị và lợi ích tạo ra cho xã hội và môi trường để phát triển bền vững.

Kinh doanh Toàn cầu & Quản lý Đa văn hóa

Hoạt động trong một thế giới kinh doanh “phẳng” yêu cầu khả năng kết nối cao, đòi hỏi tư duy toàn cầu nhằm giúp cho doanh nghiệp tối ưu chi phí, kiện toàn bộ máy và đảm bảo cho sự thành công của nhiều thị trường trên quy mô toàn cầu.

  • Mở rộng Quốc tế: Đánh giá các cơ hội toàn cầu và phát triển chiến lược để thâm nhập thị trường chiến lược đạt được thành công.
  • Hợp tác Đa văn hóa: Xây dựng và phát triển năng lực chung từ giá trị của đa văn hóa và quản lý hiệu quả tương tác, phối hợp làm việc trên khắp các quốc gia.
  • Chuỗi cung ứng Toàn cầu: Quản lý hậu cần và chuỗi cung ứng quốc tế giúp đảm bảo tính thông suốt và liền mạch trong quá trình vận hành, đồng thời xác định, nhận diện và có giải pháp giảm thiểu rủi ro từ sớm.
  • Rủi ro Địa chính trị: Hiểu tác động của những thay đổi địa chính trị đối với hoạt động kinh doanh và xây dựng các chiến lược phù hợp.

Với 05 nhóm tình huống đã nêu, hy vọng đã cung cấp một bức tranh tổng thể về môi trường kinh doanh thực tế, giúp các bạn có đam mê kinh doanh có thêm thông tin hữu ích khi phân tích tình huống. Hơn nữa, Phương pháp Tình huống Kinh doanh của HBS còn giúp người học phát triển toàn diện các kỹ năng, mang lại cái nhìn sâu sắc về các thách thức và cơ hội hay rủi ro, bổ sung kiến thức hữu ích và trang bị khả năng phán đoán chiến lược cần thiết để xây dựng tầm ảnh hưởng và đưa ra quyết định sáng suốt trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu không ngừng thay đổi. Phương pháp này không chỉ là một công cụ học tập tiên tiến, nhiều giá trị thực tiễn mà còn là một hành trình chuyển đổi, chuẩn bị cho các nhà lãnh đạo tương lai tự tin khẳng định bản thân và định hình thế giới.

Thông tin thêm:

None found

Facebook
LinkedIn
Twitter
Bình luận