Thế giới kinh doanh hiện đại luôn vận động không ngừng và phát triển với tốc độ cao. Trước những thách thức mới ở đa dạng khía cạnh, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức phải đưa ra những quyết định chiến lược cùng hành động kịp thời nhằm ứng biến với tình hình mới và liên tục chèo lái tổ chức phát triển. Trong bài viết này, OKR.BUSINESS sẽ giới thiệu và trình bày về phương pháp ASA (Access – Strategize – Adapt) được OKR.BUSINESS phát triển dựa trên sự chọn lọc thực tiễn và nguồn cảm hứng từ Phương pháp Tình huống Kinh doanh của Trường Kinh doanh Harvard (HBS Case method).
ASA sẽ là một công cụ định hướng chiến lược mạnh mẽ giúp cho các nhà hoạch định, những quản lý chuyên nghiệp và bất kỳ ai có niềm đam mê kinh doanh tự tin đối mặt với những tình huống phức tạp trong bối cảnh kinh tế hiện đại. Phương pháp ASA chú trọng vào việc hệ thống hóa các bước tiếp cận, phân tích, nhận diện theo các khía cạnh tốt lõi của vấn đề, làm nền tảng cho việc xây dựng chiến lược có tính khả thi cao và khả năng thích ứng nhanh chóng khi tình huống thay đổi.
ASA – 03 giai đoạn thiết yếu khi phân tích chiến lược
A(ccess) – Đánh giá Chính xác:
Thành công vĩ đại luôn được bắt đầu bằng quá trình phân tích tập trung, kỹ lưỡng và đa chiều. Những nhà lãnh đạo cần xác định được vấn đề cốt lõi, ưu tiên những dữ liệu và lập luận phù hợp, đồng thời giữ được đánh giá khách quan giữa bức tranh kinh doanh rộng lớn. Ở giai đoạn này, ASA giúp ưu tiên khả năng phân loại và bóc tách được những chi tiết quan trọng cùng mục tiêu quan trọng cần đạt được giữa hàng hà thông tin và yếu tố gây xao nhãng khác. Việc này nhằm đảm bảo sự rõ ràng trong hoạch định chiến lược tổng thể, hiểu rõ những yếu tố thực sự tác động và các tác nhân thúc đẩy thành công.
Các khía cạnh phân tích chính:
- Xác định vấn đề: Áp dụng Problem-Definition Process để nêu rõ thách thức, rào cản hay rủi ro tác động liên quan.
- Thu thập thông tin: Sử dụng phương pháp phân tích PESTELE để nghiên cứu thị trường, dữ liệu tài chính và dữ liệu về các bên liên quan, đặc biệt đối với những yếu tố vĩ mô.
- Phân tích bối cảnh: Đánh giá môi trường kinh doanh, cạnh tranh và các quy định bằng CAGE Distance Framework.
- Xác định các bên liên quan: Hiểu rõ ảnh hưởng và cân bằng lợi ích của các bên chủ chốt với Stakeholder Mapping.
- Thách thức các giả định: Dùng phương pháp Devil’s Advocate giúp khám phá góc nhìn đa chiều, tôn trọng ý tưởng liên quan và khoanh vùng những thành kiến có thể làm sai lệch quá trình phân tích, đánh giá.
03 câu hỏi khởi đầu và dẫn dắt:
- Vấn đề cốt lõi hoặc cơ hội mà chúng ta đang giải quyết là gì, và nó phù hợp như thế nào với các mục tiêu kinh doanh tổng thể?
- Những dữ liệu hoặc yếu tố bên ngoài (xu hướng thị trường, cạnh tranh, quy định) nào cần được xem xét để hiểu rõ bối cảnh kinh doanh?
- Những bên liên quan chính là ai, và lợi ích cũng như ảnh hưởng của họ tác động như thế nào đến quá trình ra quyết định?
S(trategize) – Xây dựng Chiến lược:
Việc phát triển chiến lược tổng thể hiệu quả đòi hỏi sự đánh giá và chọn lọc kỹ càng giữa các khả năng và hành vi hợp lý, cùng phân tích những dữ kiện xác thực, tin cậy và đã được kiểm chứng. Trong bước Xây dựng Chiến lược này, nhà lãnh đạo cần xem xét nhiều giải pháp khác nhau, từ góc nhìn nhiều phía, đánh giá các rủi ro và lợi ích, và cuối cùng, chọn ra chiến lược phù hợp nhất với nguồn lực và mục tiêu tổng thể của tổ chức. Phương pháp ASA trong giai đoạn này không chỉ là việc lập kế hoạch mà là tạo ra các giải pháp có thể thực thi được và mang lại kết quả thực tiễn.
Các khía cạnh chiến lược chính:
- Tạo ra các phương án thay thế: Sử dụng Phân tích SWOT để xác định những phương án thay thế, cơ hội và mối đe dọa.
- Đánh giá các lựa chọn: Áp dụng Cost-Benefit Analysis để đánh giá rủi ro và lợi ích của từng lựa chọn.
- Lựa chọn chiến lược tốt nhất: Phân tích bằng Porter’s Five Forces hoặc Eisenhower Matrix để xác định phương án chiến lược tối ưu.
- Áp dụng khung phân tích: Dùng BCG Matrix hoặc Ansoff Matrix trong việc phân tích các lựa chọn tăng trưởng hoặc thị trường.
- Phát triển kế hoạch hành động: Triển khai theo Gantt Charts để lập kế hoạch chi tiết, có tính liên kết cao và phân bổ trách nhiệm hợp lý.
03 câu hỏi khởi đầu và dẫn dắt:
- Các phương án khả thi nhất là gì, và chúng phù hợp như thế nào với nguồn lực và mục tiêu của công ty?
- Những rủi ro và lợi ích tiềm năng của mỗi phương án là gì, và làm thế nào để giảm thiểu rủi ro đồng thời tối đa hóa lợi ích?
- Những khung phân tích nào (SWOT, Porter’s Five Forces) có thể được sử dụng để đảm bảo phân tích chiến lược toàn diện?
A(dapt) – Thích ứng Linh hoạt:
Môi trường kinh doanh sẽ luôn thay đổi và khả năng thích ứng nhanh chóng là yếu tố quan trọng để mang lại phát triển lâu dài. Trong giai đoạn này, theo phương pháp ASA, nhà lãnh đạo cần thực hiện các chiến lược với sự tập trung và hiệu quả cao nhất, nhưng đồng thời phải luôn sẵn sàng điều chỉnh dựa trên phản hồi thực tế. Quá trình này bao gồm việc giám sát tiến độ, thu thập phản hồi và liên tục điều chỉnh kịp thời để đảm bảo sự thành công bền vững.
Các khía cạnh thích ứng chính:
- Triển khai chiến lược: Có thể dùng Lean Methodology để thực thi một cách hiệu quả và tối ưu tài nguyên.
- Giám sát tiến độ: Sử dụng Balanced Scorecard hoặc KPIs để thiết lập và theo dõi các chỉ số then chốt cho việc đánh giá hiệu suất.
- Thu thập phản hồi: Giá trị từ 360-Degree Feedback rất hữu ích trong việc lấy ý kiến đa chiều từ các bên liên quan.
- Duy trì sự linh hoạt: Áp dụng Scenario Planning để dự đoán và thích nghi với các biến đổi thị trường.
- Cải tiến liên tục: Vận hành theo nguyên lý Kaizen hoặc Agile Methodology nhằm cải thiện liên tục và thích nghi nhanh chóng.
03 câu hỏi khởi đầu và dẫn dắt:
- Chúng ta sẽ giám sát tiến độ như thế nào, và những chỉ số đo lường hiệu suất chính (KPI) nào sẽ đánh giá thành công?
- Làm thế nào để thu thập và kết hợp phản hồi từ các bên liên quan nhằm điều chỉnh và hoàn thiện chiến lược khi cần thiết?
- Làm thế nào để đảm bảo cải tiến liên tục và duy trì khả năng thích ứng trước những thay đổi trong môi trường kinh doanh?
Trong một thế giới liên tục biến đổi, khả năng thích ứng và học hỏi từ thực tế là chìa khóa vô cùng quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. ASA không chỉ gói gọn là công cụ phân tích, mà còn là nguồn cảm hứng để thúc đẩy sự sáng tạo, bảo đảm sự phù hợp với mục tiêu dài hạn và xây dựng khả năng thích ứng trước những biến động liên tục.
Bằng cách áp dụng linh hoạt các nguyên lý then chốt nêu trên, hi vọng phương pháp ASA sẽ trở thành chiếc la bàn chiến lược, và là trợ thủ đắc lực giúp dẫn đường cho những nhà quản lý, các nhà lãnh đạo trong suốt quá trình định hướng, dẫn dắt, định hướng và đưa ra quyết định sắc bén, phát triển những năng lực cốt lõi khi vận hành doanh nghiệp trong thực tế.