Bạn đã bao giờ từng mơ ước được xuyên không để trở thành học việc cho một vị danh nhân nổi tiếng hoặc một nghệ nhân trứ danh chưa? Từ học nghề rèn đúc thời Trung cổ, điều chế thuốc cứu người cho đến việc… né luôn cả ông sếp “hắc ám” hiện tại? (À mà thôi, bỏ qua phần ông sếp đi). Nói vui thôi, bạn có tin không, đó chính là khởi nguồn của khái niệm “thực tập sinh” mà chúng ta được biết và áp dụng rộng rãi ngày nay.
Thực tập, là một tấm vé thông hành “quyền lực” cho nhiều bạn trẻ bắt đầu bước vào thế giới công việc đầy thử thách nhưng cũng thú vị không kém, hóa ra đã tồn tại từ nhiều thế kỷ rồi đấy. Tất nhiên, ở thế giới hiện đại ngày nay, lịch sử phát triển của vị trí thực tập đã có nhiều thay đổi so với thời áo giáp, đấu thương hay may mặc. Hãy cùng OKR.BUSINESS du hành thời gian để xem thực tập đã biến đổi thế nào từ thời học việc trung cổ đến những chương trình đào tạo chuyên nghiệp như bây giờ nhé.
Từ khi học nghề không chỉ là “click” nút “Ứng tuyển”
Từ nhiều trăm năm trước, ở thời Trung cổ, nếu muốn học nghề, bạn không chỉ gửi CV và ngồi cầu nguyện tín hiệu từ chiếc điện thoại đâu. Bạn phải trở thành một người học việc siêng năm! Tưởng tượng như kiểu tham gia trại huấn luyện siêu căng thẳng, trừ việc không có quần yoga thoải mái và sinh tố protein thôi. Học việc thường sống chung với sư phụ, học mọi thứ từ cơ bản đến nâng cao của nghề, thậm chí cả cách đối phó với khách hàng khó tính trong các cuộc ngã giá (như bao thời) trong suốt hàng chục năm trước khi trở thành chính thức “xuống núi”.
Các ngành nghề ngày xưa đã khá đa dạng từ rèn, dệt, đóng giày, thậm chí làm nến (một ngành công nghiệp cạnh tranh bất ngờ thời chưa có điện đó). Và dù cuộc sống học việc không hề màu hồng như trong truyện cổ tích, nhưng nó là cách chắc chắn nhất ở giai đoạn đó để có được kỹ năng thực tế và khởi đầu sự nghiệp cho mình.
Lịch sử phát triển thú vị của vị trí Thực tập – Sự ra đời từ thực tập y khoa
Đến khoảng thế kỷ 19, mô hình học việc tìm thấy vị thế mới trong lĩnh vực y tế. Các bác sĩ tương lai bắt đầu “học việc” theo kiểu riêng, gọi là thực tập y khoa. Các thực tập sinh thời đó dành cả ngày lẫn đêm theo chân các bác sĩ giàu kinh nghiệm, học cách chẩn đoán, điều trị, và tránh gây những sai sót một cách vô tình có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân.
Chương trình thực tập y khoa có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ bác sĩ lành nghề tiếp theo, và mở đường cho việc ứng dụng cũng như mở rộng khái niệm thực tập sang các lĩnh vực khác. Ví dụ điển hình là Ngài William Osler, người được mệnh danh là “cha đẻ của y học hiện đại”. Ông đã bắt đầu sự nghiệp của mình như một thực tập sinh y khoa, và chính những trải nghiệm thực tế này đã giúp ông phát triển những phương pháp giảng dạy và thực hành y khoa tiên tiến, thay đổi tích cực bộ mặt và đóng góp của ngành y cận đại.
Thời đại “Mad Men”: Thực tập nơi công sở lên ngôi
Đến giữa thế kỷ 20, các doanh nghiệp bắt đầu nhận ra nhiều lợi ích của việc áp dụng thực tập sinh để đào tạo nhân viên mới. Đây từng là thời đại của “Mad Men”, nơi các thực tập sinh mặc vest bảnh bao đi lấy cà phê, sắp xếp giấy tờ và học hỏi về thế giới công sở từ đồng nghiệp và người hướng dẫn, người quản lý của mình.
Mặc dù lịch sử phát triển của vị trí thực tập ở một công ty thời đó có thể không hào nhoáng như bây giờ (ít trà sữa matcha ngập kem hơn, nhiều công việc tay chân hơn), nhưng vẫn là cơ hội quý giá để người trẻ có thêm kinh nghiệm và xây dựng mối quan hệ tại công sở. Và thực tế là, có rất nhiều người thành công vang dội ngày nay đã từng là thực tập sinh xuất sắc, như Steve Jobs, nhà sáng lập Apple, đã từng có giai đoạn thực tập “ấn tượng” tại Hewlett-Packard khi chỉ mới 12 tuổi và điều này góp phần không nhỏ trong việc tạo dựng nền tảng cho đế chế công nghệ của riêng mình như chúng ta đều biết ngày nay.
Thực tập thời hiện đại: Từ máy photocopy đến Zoom
Đến những năm 1970, khái niệm thực tập bắt đầu len lỏi vào giáo dục đại học. Các trường cao đẳng và đại học lúc bấy giờ nhanh chóng nhận ra giá trị của kinh nghiệm thực tế và bắt đầu đưa thực tập vào chương trình học. Đây là bước ngoặt lớn, mở ra cơ hội trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm thực tế đến nhiều sinh viên hơn và củng cố thêm vai trò của thực tập trong phát triển nghề nghiệp.
Tất nhiên, thực tập hiện đại đã rất khác so với thời Trung Cổ rồi. Ngày nay, thực tập sinh có nhiều khả năng ngồi trước màn hình máy tính hơn là gõ búa, đóng cọc hay pha chế thảo mộc. Và nhờ sự phát triển của công nghệ cũng như xu hướng làm việc từ xa, nhiều bạn có thể thực tập và học tập kinh nghiệm ngay tại nhà (hoặc, nói thật nhé, trên giường của mình).
Tương lai của thực tập: Giữa thực tế ảo và AI
Vậy tương lai của thực tập sẽ phát triển ra sao? Với những tiến bộ công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và thực tế ảo (VR), khả năng gần như là vô tận. Tưởng tượng bạn có thể thực tập ảo tại một công ty công nghệ ở Thung lũng Silicon ngay từ phòng khách nhà mình ở Hà Nội chẳng hạn.
Nhưng dù công nghệ có phát triển thế nào, mục đích cốt lõi và giá trị vẫn không thay đổi trong suốt lịch sử phát triển của vị trí thực tập: Cung cấp cho người trẻ kỹ năng thiết yếu, Tích lũy kinh nghiệm thực tế và Xây dựng mối quan hệ cần thiết để khởi đầu sự nghiệp bản thân thành công.
Thực tập thời nay đâu có dễ?
Dù vậy, thực tập thời nay không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tìm kiếm cơ hội thực tập giữa “bão” thất nghiệp giống như đi tìm kho báu vậy, đầy thử thách và chông gai. Sinh viên mới ra trường thường xuyên đối mặt với những yêu cầu kinh nghiệm cao ngất ngưởng, khiến họ cảm thấy bế tắc và mất phương hướng. Chưa kể, thông tin về các chương trình thực tập thường không được phổ biến rộng rãi, khiến việc tìm kiếm trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đôi khi, bạn phải cạnh tranh với hàng trăm ứng viên khác chỉ để có được một vị trí thực tập không lương. Thật là một cuộc chiến cam go! Nhưng đừng lo, luôn có những cánh cửa khác mở ra và chào đón các bạn.
IEP – Cho những ai đang “chới với” tìm kiếm kinh nghiệm thực tế
Nếu đang “chới với” tìm kiếm kinh nghiệm, đó là lý do vì sao IEP – một chương trình thực tập chuyên sâu, được thiết kế riêng cho thế hệ trẻ Việt Nam ra đời.
Ở IEP, bạn sẽ được trải nghiệm thực tế trong môi trường doanh nghiệp giả lập, học hỏi từ các sếp bự, thử sức ở nhiều vị trí khác nhau, và quan trọng nhất là tích lũy kinh nghiệm “xịn sò” để tự tin “chiến” trên thị trường việc làm. Nghe hấp dẫn không nào?
Dù bạn đang trong quá trình đầu tiên xây dựng sự nghiệp tương lai, hãy chú ý đến quá trình hành trình học hỏi và phát triển mới là điều quan trọng nhất. Hãy sẵn sàng dấn thân vào cơ hội công việc, tiếp thu kiến thức, và đừng ngại đặt câu hỏi (ngay cả khi đó là câu hỏi ngô nghê đáng yêu). Biết đâu đấy, chương trình thực tập của bạn sẽ là bước đệm đầu tiên cho một sự nghiệp thành công và viên mãn, giống như những người đã từng thành công từ vị trí thực tập sinh như Ông Steve Jobs hay Ngài William Osler.
Và, nhớ nhé, dù bạn không trở thành một thần y lẫy lừng hay là thiên tài phát minh ra chiếc điện thoại thông minh tiếp theo, bạn vẫn sẽ có những câu chuyện thú vị để kể cho bạn bè và gia đình nghe về việc mình đã học tập, trưởng thành và phát triển tiềm năng bản thân một cách tự hào nhất!