You are here:

03 Phương Pháp Chuyển Đổi Đột Phá Khi Kết Hợp Quản Trị OKR vào Mô Hình Agile – Phần 1

Rất nhiều nhà lãnh đạo và chủ doanh nghiệp rất mong muốn thực hiện việc áp dụng Mô hình Agile vào mô hình kinh doanh và tổ chức hiện tại của mình. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều lo lắng việc chuyển đổi gặp vấn đề và cuối cùng tác động ngược vào chất lượng đội ngũ sẵn có. Theo một thống kê doanh nghiệp tại Châu Âu thực hiện năm 2019, có 03 phương pháp chuyển đổi Mô hình Agile thực sự mang lại kết quả đột phá cho doanh nghiệp khi kết hợp việc áp dụng cùng phương pháp quản trị mục tiêu OKR.

Trước hết, đối với những doanh nghiệp quan tâm Mô hình Agile, thì Mô hình Agile là một mô hình tổ chức trong thời đại mới và đặc biệt thịnh hành trong nền công nghiệp 4.0. Khác với mô hình tổ chức truyền thống (mô hình Waterfall) bị giới hạn rất nhiều bởi quy mô, tính thủ tục và quy trình phức tạp, mô hình Agile chú trọng vào việc đặt khách hàng làm trọng tâm và trao quyền cho thành viên nhận trách nhiệm và chịu trách nhiệm, đưa ra phương án với tốc độ nhanh nhất có thể để phục vụ khách hàng và từ đó giúp doanh nghiệp lớn mạnh nhanh chóng. Và với những doanh nghiệp chưa quen thuộc với OKR, OKR (Objective & Key Results – Mục tiêu và Kết quả then chốt) là một phương pháp quản trị mục tiêu đặc biệt hữu ích cho những doanh nghiệp có khát vọng và mong muốn tăng trưởng đột phá. OKR được chứng minh hiệu quả khi rất nhiều doanh nghiệp đứng đầu thế giới đều đang áp dụng như Google, Intel, Twitter, Amazon… Vì vậy, với những mô hình thiên về sáng tạo hoặc linh hoạt như mô hình Agile, OKR được sử dụng để giúp doanh nghiệp xác định những mục tiêu chiến lược (Objective) thông qua các kết quả then chốt (Key Results) và được triển khai theo từng kế hoạch hành động cụ thể (Initiative).

Nếu bạn đang là lãnh đạo hoặc chủ doanh nghiệp, hãy tham khảo những biện pháp và ví dụ dưới đây để tìm nguồn cảm hứng áp dụng cho chính mô hình kinh doanh của mình. Và xin luôn nhớ rằng chỉ có bạn nắm rõ và hiểu rõ nhất điều gì nên áp dụng và nên chỉnh sửa cho phù hợp khi áp dụng vào thực tế. Nếu doanh nghiệp của bạn trong giai đoạn mới bắt đầu thực hiện chuyển đổi theo mô hình Agile, thật tuyệt vời và xin chúc mừng vì 03 phương pháp chuyển đổi Mô hình Agile sẽ được nêu đã thực sự mang lại kết quả đột phá cho doanh nghiệp áp dụng trong thực tế.

 

Digital business transformation

 

OKR đầu tiên – “Sự tham gia của lãnh đạo”

Trong báo cáo lần thứ 14 của State of Agile Report, một trong những thách thức hàng đầu khi áp dụng chuyển đổi mô hình Agile là “Không có đủ sự tham gia lãnh đạo”. Thách thức này chỉ xếp ngay sau “Sự kháng cự chung của tổ chức đối với sự thay đổi” với sự chênh lệch không đáng kể. Điều này đã cho thấy được tầm quan trọng đáng kể của việc tham gia và ủng hộ từ đội ngũ ngày càng tăng.

Việc áp dụng OKR đã giúp giải quyết vấn đề về “Sự tham gia của lãnh đạo” đối với sự trăn trở của doanh nghiệp khi đối mặt với áp lực này. Thiết lập OKR trong trường hợp như sau:

 

Objective – Mục tiêu (ví dụ): Các nhà lãnh đạo phải sẵn sàng và dành tâm huyết, nguồn lực để cải thiện khả năng lãnh đạo một tổ chức với mô hình Agile

Key Results – Kết quả then chốt (ví dụ) được đo bằng:

  • Kết quả kinh doanh rõ ràng và đảm bảo tất cả bộ phận, cá nhân và các bên liên quan nắm rõ
  • Truyền đạt giá trị và lợi ích của sự chuyển đổi cho toàn tổ chức
  • Thành lập đội ngũ đặc nhiệm triển khai Agile được trao toàn quyền từ CEO
  • Xây dựng lộ trình chuyển đổi cụ thể và rõ ràng
  • Tất cả đội ngũ quản lý và lãnh đạo phải được đào tạo và hỗ trợ quá trình mới áp dụng

Khi công ty đạt được OKR này, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nhận ra những lợi thế kinh doanh đáng kể, tạo được khả năng duy trì độ cạnh tranh rất cao so với mặt bằng chung thị trường.

Với những kết quả then chốt, được định hình bằng phương án triển khai cụ thể và sát thực kèm quyết tâm của toàn đội ngũ, những nhà quản lý và lãnh đạo có thể liên tục truyền cảm hứng bằng việc áp dụng một số chiến thuật như sau:

  • Lồng ghép lộ trình chuyển đổi của mô hình Agile thành những Kết quả then chốt cần đạt
  • Sử dụng phương pháp hoặc đơn vị chuyên đào tạo cấp cao để truyền đạt hiệu quả đến dàn quản lý, lãnh đạo của công ty
  • Thực hành quản lý, điều hành dựa trên tính linh hoạt và cải tiến liên tục của mô hình Agile ngay từ ban đầu
  • Liên tục trao đổi và phản hồi, thảo luận giữa lãnh đạo và thành viên liên quan về tiến độ hoàn thành của mục tiêu và kết quả cần đạt được.
  • Kết nối chặt chẽ mục tiêu kinh doanh với mục tiêu chuyển đổi theo từng khung thời gian phù hợp

 

Chúng ta sẽ tiếp tục khám phá 02 phương pháp đột phá khác trong phần tiếp theo 💪🏻

Facebook
Twitter
LinkedIn
Telegram
Comments