Với hầu hết tất cả chúng ta, trong hành trình phát triển sự nghiệp, việc hiểu rõ bản thân và nhận diện tiềm năng riêng của mỗi người là yếu tố nền tảng vô cùng quan trọng. Bởi lẽ trong chúng ta, ai cũng là một bản thể độc nhất và đều sở hữu một sự kết hợp độc đáo của các loại trí thông minh, được dựa trên lý thuyết Đa Trí Tuệ (Multiple Intelligences – MI) rất nổi tiếng trên thế giới. Khi một cá nhân có cơ hội khám phá tiềm năng với Đa Trí Tuệ, họ sẽ có thể hiểu rõ và phát huy đúng các nhóm trí tuệ là điểm mạnh của bản thân và tạo nên cơ hội rất cao để vươn đến thành công, cũng như đạt được những ước mơ không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống.
Tổng quan về Đa Trí Tuệ
Dành cho bạn nào lần đầu biết đến Đa Trí Tuệ, lý thuyết Đa Trí Tuệ được phát triển bởi nhà tâm lý học Howard Gardner tại Đại học danh tiếng Harvard, chỉ ra rằng con người chúng ta sẽ sở hữu đa dạng loại hình trí thông minh khác nhau và mỗi người có thể sở hữu bất kỳ một hoặc nhiều trí thông minh trong chín nhóm trí tuệ sau:
- Trí thông minh ngôn ngữ (Linguistic Intelligence): Khả năng sử dụng từ ngữ, viết lách, giao tiếp hiệu quả.
- Trí thông minh logic (Logical-Mathematical Intelligence): Khả năng suy luận, phân tích và giải quyết vấn đề.
- Trí thông minh không gian (Spatial Intelligence): Khả năng hình dung, sáng tạo hình ảnh, thiết kế.
- Trí thông minh thể chất (Bodily-Kinesthetic Intelligence): Khả năng vận động, thao tác vật lý và điều khiển cơ thể.
- Trí thông minh âm nhạc (Musical Intelligence): Khả năng cảm nhận, sáng tạo âm nhạc và nhịp điệu.
- Trí thông minh giao tiếp (Interpersonal Intelligence): Khả năng hiểu và làm việc với người khác.
- Trí thông minh nội tâm (Intrapersonal Intelligence): Khả năng tự nhận thức, hiểu biết về bản thân.
- Trí thông minh thiên nhiên (Naturalist Intelligence): Khả năng tương tác với thiên nhiên và hiểu biết về các yếu tố tự nhiên.
- Trí thông minh hiện sinh (Existential Intelligence): Khả năng suy nghĩ sâu sắc về các câu hỏi về sự tồn tại, ý nghĩa của cuộc sống.
Một cá nhân có khả năng có một số loại trí tuệ mạnh mẽ hơn so với các loại khác. Việc nhận diện và phát triển những trí tuệ này giúp ích rất hiệu quả trong việc giúp bạn tối ưu hóa khả năng và lựa chọn của mình trong cả sự nghiệp và đời sống.
Vai trò của Đa Trí Tuệ trong môi trường kinh doanh
Trong môi trường kinh doanh, việc hiểu và áp dụng đúng loại trí tuệ rất được doanh nghiệp chú trọng và là một yếu tố then chốt trong công tác L&D (Learning and Development) việc sắp xếp, bố trí, huấn luyện và đào tạo nhân sự nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho các công việc cụ thể có thể giúp bạn nổi bật và đạt được thành công.
Dưới đây là ví dụ về các loại trí tuệ cần thiết và quan trọng cho từng vị trí (mà IEP đang tuyển sinh các tài năng trẻ ☺️):
- Sáng tạo nội dung: Trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh không gian, trí thông minh nội tâm.
- Tiếp thị kỹ thuật số: Trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh logic, trí thông minh giao tiếp.
- SEO (Search Engine Optimization): Trí thông minh logic, trí thông minh ngôn ngữ, trí thông minh không gian.
- Phát triển kinh doanh: Trí thông minh giao tiếp, trí thông minh logic, trí thông minh nội tâm.
Bằng cách phát triển, kết hợp và tận dụng các loại trí tuệ một cách phù hợp và linh hoạt, bạn có thể định hướng sự nghiệp một cách rõ ràng, lựa chọn con đường phát triển một cách thông minh và chọn lựa được những công việc phù hợp với điểm mạnh của bản thân và đạt được những thành tựu rất đáng kể trong một thời gian hết sức tối ưu.
03 bước thực hành để nhận diện và phát huy Đa Trí Tuệ của bạn
Bước 1: Nhận diện trí tuệ của bản thân
Để bắt đầu, hãy tự đặt ra những câu hỏi như: “Mình cảm thấy tự tin nhất khi làm điều gì?” hay “Những hoạt động nào khiến mình thấy hứng thú và vui vẻ nhất?” hoặc cũng có thể là “Điều gì mình luôn nổi bật so với các bạn từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường?”. Đôi khi việc này khá mới lạ với nhiều bạn nhưng việc suy ngẫm, tìm câu trả lời từ bên trong sẽ làm cho bạn ngạc nhiên về khả năng của mình mà ít khi bản thân để ý. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử các bài kiểm tra MI trực tuyến hoặc đơn giản là ghi chép lại những gì bạn cảm nhận mỗi ngày khi tham gia vào các hoạt động khác nhau để tìm ra sở thích và sở đoản, thế mạnh và điều còn hạn chế của mình.
Bước 2: Cảm hứng áp dụng vào thực tế
Khi đã nhận diện được những loại trí tuệ nổi bật của mình, hãy cố gắng áp dụng và phát huy ở đúng nơi, đúng thời điểm và đúng việc vào công việc hàng ngày. Nếu bạn có trí thông minh ngôn ngữ mạnh mẽ, hãy đảm nhận các công việc liên quan đến viết lách hoặc thuyết trình hoặc biên tập nội dung. Hay nếu bạn có trí thông minh logic, hãy tham gia vào các dự án phân tích dữ liệu hoặc lập kế hoạch chiến lược hay thậm chí là kế toán, kiểm toán.
Việc khám phá tiềm năng với Đa Trí Tuệ là một bước nền tảng quan trong trong việc nhận diện và phát triển bản thân. Điều này không chỉ giúp bạn thành công trong công việc mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của cá nhân. Khi bạn hiểu rõ và phát huy các điểm mạnh của mình, bạn sẽ trở nên tự tin hơn, có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn, và tạo ra nhiều giá trị hơn trong cuộc sống.
1. Trí thông minh ngôn ngữ (Verbal-Linguistic Intelligence)
- Nhà báo hoặc phóng viên: Khả năng diễn đạt qua ngôn từ, viết lách sắc bén giúp bạn thành công trong việc truyền tải thông tin.
- Nhà văn hoặc biên tập viên: Bạn có thể sáng tác những câu chuyện, bài viết hoặc biên tập nội dung để truyền cảm hứng cho người đọc.
- Giáo viên ngôn ngữ: Giảng dạy và truyền đạt kiến thức ngôn ngữ cho học sinh hoặc sinh viên, giúp họ phát triển kỹ năng giao tiếp.
2. Trí thông minh logic (Logical-Mathematical Intelligence)
- Kỹ sư phần mềm hoặc lập trình viên: Khả năng phân tích, tư duy logic là nền tảng vững chắc để bạn phát triển các giải pháp công nghệ.
- Chuyên viên phân tích dữ liệu: Sử dụng kỹ năng tư duy logic để phân tích và xử lý dữ liệu, đưa ra những nhận định chính xác.
- Nhà khoa học hoặc nhà nghiên cứu: Khả năng đặt câu hỏi, giải quyết vấn đề và phân tích khoa học giúp bạn đóng góp lớn vào các lĩnh vực nghiên cứu.
3. Trí thông minh không gian (Visual-Spatial Intelligence)
- Nhà thiết kế đồ họa: Sáng tạo các hình ảnh, biểu đồ và đồ họa để truyền tải thông điệp một cách trực quan và hấp dẫn.
- Kiến trúc sư: Thiết kế không gian sống và làm việc, kết hợp thẩm mỹ và chức năng để tạo ra môi trường lý tưởng.
- Nhiếp ảnh gia hoặc họa sĩ: Sử dụng khả năng quan sát, cảm nhận không gian để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật ấn tượng.
4. Trí thông minh thể chất (Bodily-Kinesthetic Intelligence)
- Diễn viên hoặc nghệ sĩ biểu diễn: Khả năng điều khiển cơ thể giúp bạn thể hiện những cảm xúc và câu chuyện qua nghệ thuật biểu diễn.
- Huấn luyện viên thể thao hoặc vũ công: Sử dụng sự nhanh nhẹn và kỹ năng thể chất để huấn luyện hoặc biểu diễn.
- Chuyên viên vật lý trị liệu: Giúp người khác cải thiện sức khỏe thông qua các bài tập vận động và chăm sóc cơ thể.
5. Trí thông minh âm nhạc (Musical Intelligence)
- Nhạc sĩ hoặc nhà soạn nhạc: Sáng tác và biểu diễn âm nhạc, truyền tải cảm xúc qua giai điệu và lời ca.
- Giảng viên âm nhạc: Hướng dẫn và giảng dạy âm nhạc, giúp học sinh phát triển tài năng âm nhạc của mình.
- Nhà sản xuất âm nhạc: Tạo ra các bản thu âm chất lượng cao và điều chỉnh âm thanh để đạt hiệu ứng tối ưu.
6. Trí thông minh giao tiếp (Interpersonal Intelligence)
- Chuyên viên tư vấn hoặc nhà tâm lý học: Khả năng thấu hiểu và giao tiếp hiệu quả giúp bạn tư vấn và hỗ trợ người khác trong cuộc sống.
- Nhà quản lý nhân sự: Sử dụng kỹ năng giao tiếp để tuyển dụng, quản lý và phát triển đội ngũ nhân sự.
- Giáo viên hoặc người dẫn chương trình: Truyền đạt kiến thức và kết nối với khán giả thông qua giảng dạy hoặc dẫn dắt chương trình.
7. Trí thông minh nội tâm (Intrapersonal Intelligence)
- Nhà văn hoặc tác giả tự truyện: Khả năng tự nhận thức và phân tích cảm xúc giúp bạn viết về cuộc sống và cảm xúc một cách sâu sắc.
- Nhà tư vấn phát triển cá nhân: Giúp người khác hiểu và phát triển bản thân bằng cách chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp cá nhân.
- Nhà triết học: Nghiên cứu và suy tư về các câu hỏi lớn trong cuộc sống, giúp xã hội hiểu sâu hơn về con người và thế giới.
8. Trí thông minh thiên nhiên (Naturalist Intelligence)
- Nhà sinh học hoặc nhà tự nhiên học: Khám phá, nghiên cứu các hệ sinh thái, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.
- Nhà nông học hoặc nhà bảo tồn: Làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp hoặc bảo tồn để bảo vệ và phát triển các tài nguyên thiên nhiên.
- Nhà thiết kế cảnh quan: Sử dụng hiểu biết về thiên nhiên để tạo ra những khu vườn, công viên hoặc không gian xanh hài hòa với môi trường.
9. Trí thông minh hiện sinh (Existential Intelligence)
- Nhà triết học hoặc nhà thần học: Suy nghĩ và nghiên cứu về các câu hỏi về sự tồn tại, ý nghĩa cuộc sống và các vấn đề tâm linh.
- Nhà văn hoặc tác giả viết về cuộc sống: Viết sách, bài báo về những câu hỏi sâu sắc về cuộc sống, giúp người đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa cuộc đời.
- Nhà giáo dục đạo đức hoặc giảng viên triết học: Truyền đạt những kiến thức về đạo đức, triết học và ý nghĩa cuộc sống cho người khác.
Bước 3: Khám phá “siêu năng lực” trí tuệ bạn đang sở hữu
Có nhiều trang web và công cụ tiện dụng để giúp các bạn xác định được những loại hình trí tuệ của mình đang sở hữu. Trong bài viết này, với bộ câu hỏi quiz nhanh-ngắn-nhỏ bên dưới, hi vọng giúp các bạn nhanh chóng xác định một cách tổng quát các loại hình trí thông minh chỉ trong 3 phút. Nào, chúng ta hãy cùng hít thở sâu, tập trung và hạn chế tối đa xao lãng xung quanh và bắt đầu trả lời 5 câu hỏi dưới đây. Mỗi câu có 9 đáp án để bạn lựa chọn và hãy chọn đáp án phù hợp nhất với bản thân nhé. (Bật mí, kết quả sẽ có ở phần cuối của bài viết này) 😉
1. Khi nghĩ về một kỳ nghỉ hoàn hảo, bạn sẽ:
- a) Viết blog về trải nghiệm
- b) Lập kế hoạch chi tiết, từng bước
- c) Chụp ảnh hoặc vẽ cảnh quan nơi bạn đến
- d) Tham gia vào các hoạt động thể thao hoặc phiêu lưu
- e) Nghe nhạc, tạo ra playlist mới
- f) Gặp gỡ và trò chuyện với người dân địa phương
- g) Dành thời gian suy ngẫm về cảm xúc và cảm giác của bản thân
- h) Khám phá thiên nhiên, tìm hiểu về các loài cây, động vật
- i) Suy tư về ý nghĩa của những trải nghiệm bạn đã có
2. Trong một dự án nhóm, bạn thường:
- a) Đảm nhận vai trò viết báo cáo hoặc trình bày ý tưởng
- b) Phân tích dữ liệu, lập kế hoạch và giải quyết các vấn đề
- c) Thiết kế, tạo ra các bản vẽ hoặc hình ảnh minh họa
- d) Thực hiện các hoạt động đòi hỏi kỹ năng tay nghề
- e) Chọn nhạc nền phù hợp cho các phần thuyết trình hoặc video
- f) Điều phối nhóm, giúp các thành viên giao tiếp và làm việc hiệu quả
- g) Đánh giá phản hồi của nhóm và điều chỉnh cảm xúc cá nhân
- h) Đề xuất các hoạt động ngoài trời hoặc môi trường tự nhiên để nhóm thư giãn
- i) Đặt câu hỏi sâu sắc về mục tiêu và ý nghĩa của dự án
3. Khi bạn học điều mới, bạn thường:
- a) Học thông qua việc đọc sách, viết lại thông tin
- b) Sử dụng logic, phân tích và giải các bài toán mẫu
- c) Học bằng cách hình dung, xem video hoặc vẽ biểu đồ
- d) Thử nghiệm bằng cách làm trực tiếp và thực hành
- e) Học qua âm nhạc, nhịp điệu hoặc giai điệu
- f) Học tốt nhất khi thảo luận với người khác, làm việc nhóm
- g) Tự học và đánh giá bản thân một cách tỉ mỉ
- h) Học thông qua các hoạt động ngoài trời hoặc thực nghiệm với thiên nhiên
- i) Suy nghĩ về cách kiến thức mới này liên quan đến cuộc sống và triết lý cá nhân của bạn
4. Bạn cảm thấy hứng thú nhất khi:
- a) Viết lách, đọc sách, tham gia các hoạt động ngôn ngữ
- b) Giải các bài toán, câu đố logic
- c) Vẽ, thiết kế hoặc làm việc với hình ảnh
- d) Thực hiện các hoạt động thể thao hoặc nghệ thuật biểu diễn
- e) Nghe nhạc, chơi nhạc cụ hoặc sáng tác âm nhạc
- f) Tương tác với người khác, tham gia các hoạt động cộng đồng
- g) Dành thời gian tự suy ngẫm và hiểu rõ bản thân
- h) Tham gia vào các hoạt động gắn liền với thiên nhiên
- i) Suy ngẫm về các câu hỏi lớn của cuộc đời, triết lý và ý nghĩa
5. Môi trường làm việc lý tưởng của bạn là:
- a) Nơi có không gian để viết lách, giao tiếp hiệu quả
- b) Một không gian yên tĩnh để tập trung suy nghĩ và phân tích
- c) Một văn phòng sáng tạo, với nhiều hình ảnh và màu sắc
- d) Một nơi có không gian rộng để di chuyển và thực hành kỹ năng
- e) Một môi trường có âm nhạc, giai điệu nhẹ nhàng
- f) Một nơi có sự kết nối và tương tác thường xuyên với đồng nghiệp
- g) Một không gian riêng để tự suy ngẫm và phát triển bản thân
- h) Một không gian gần gũi với thiên nhiên, cây xanh
- i) Một nơi để bạn có thể thảo luận về ý nghĩa của công việc và những vấn đề lớn trong cuộc sống
Tham gia chương trình IEP phát triển toàn diện:
Chương trình Internship of Excellence Program (IEP) cung cấp một môi trường lý tưởng để bạn không chỉ nhận diện mà còn phát triển các trí tuệ của mình. Với sự hướng dẫn từ các mentor là doanh nhân giàu kinh nghiệm, bạn sẽ được hỗ trợ để áp dụng các trí tuệ vào công việc thực tế, từ đó nâng cao kỹ năng và tự tin trên con đường sự nghiệp.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội để khám phá và phát triển bản thân thông qua việc nhận diện và phát huy các loại trí tuệ của mình, chương trình Internship of Excellence Program (IEP) sẽ là bước khởi đầu tuyệt vời để được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, nhận sự hướng dẫn từ các anh chị chuyên gia, và phát triển những kỹ năng cần thiết để thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Gợi ý: Nhận diện trí tuệ của bạn
Sau khi trả lời xong, hãy nhìn lại các câu trả lời của bạn. Nếu bạn chọn nhiều đáp án với cùng một ký tự, thì loại trí tuệ tương ứng với ký tự đó có thể là điểm mạnh của bạn:
- a) Trí thông minh ngôn ngữ
- b) Trí thông minh logic
- c) Trí thông minh không gian
- d) Trí thông minh thể chất
- e) Trí thông minh âm nhạc
- f) Trí thông minh giao tiếp
- g) Trí thông minh nội tâm
- h) Trí thông minh thiên nhiên
- i) Trí thông minh hiện sinh
Vậy là giờ đây bạn đã có thể nắm bắt các nhóm trí tuệ mà mình đang sở hữu. Hãy tham khảo kết quả này để giúp bạn định hướng và phát triển sự nghiệp một cách phù hợp nhất với điểm mạnh và năng lực của mình. Và để tham gia chương trình IEP hoặc nhận tư vấn miễn phí từ những giảng viên doanh nhân tại OKR.BUSINESS, hãy đừng ngận ngài liên hệ và bắt đầu hành trình khám phá tiềm năng với Đa trí tuệ ngay hôm nay!