Học đại học xong rồi làm việc gì? Câu hỏi này chắc hẳn đã từng làm bạn không ít lần “hoang mang”, có phải không? Nhờ có công nghệ, việc tìm kiếm và tham khảo thông tin về chọn ngành, chọn trường, chọn nghề, đánh giá năng lực, kiểm tra cá tính… không thể làm khó các bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng, khi đứng giữa “mê cung” thông tin như vậy, có một từ khóa hết sức nổi bật được không chỉ các bạn trẻ mà còn thu hút cả nhiều bậc phụ huynh đặt niềm tin trong việc tạo dựng nền móng sự nghiệp vững chắc – “Thực tập”. Vậy thì, thực tập là gì mà lại “quyền lực” đến vậy? Tại sao nó lại quan trọng với những ai muốn theo đuổi đam mê của mình? Cùng OKR.BUSINESS “mổ xẻ” vấn đề này ngay sau đây nhé!
Vượt trên việc “được đào tạo bằng công sức”
Mình đồng tình với một số quan điểm thường cho rằng sinh viên khi đi thực tập chỉ là đi làm mà chưa nhận lương, vừa mất thời gian vừa không xứng đáng với công sức bỏ ra. Tuy nhiên, ở góc độ khác, việc tham gia chương trình thực tập mang lại nhiều lợi ích hơn bạn vẫn tưởng đấy. Và, vì vậy, thực tập sẽ không chỉ đơn thuần là “được đào tạo bằng công sức” nhất là đối với các bạn sinh viên. Hãy phân tích ở một góc nhìn khác về việc thực tập có thể mang lại cho bạn những gì sau đây.
1. “Lên level” kỹ năng chuyên môn:
Bạn có bao giờ cảm thấy kiến thức trên giảng đường quá “lý thuyết suông”, chẳng biết áp dụng vào đâu không? Thực tập chính là “cầu nối” hoàn hảo giữa lý thuyết và thực tiễn. Bạn sẽ được tham gia vào các dự án thực tế, làm việc với những công cụ chuyên nghiệp mà trước đây chỉ thấy trên sách vở. Từ đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngành nghề mình đã chọn, biết cách vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế, và quan trọng hơn, là phát triển những kỹ năng chuyên môn mà không một trường lớp nào có thể dạy bạn.
Ví dụ, nếu bạn học marketing, thực tập sẽ cho bạn cơ hội trải nghiệm các chiến dịch quảng cáo thực tế, phân tích dữ liệu thị trường, hay thậm chí là lên kế hoạch cho một sự kiện lớn. Còn nếu bạn học lập trình, bạn sẽ được tham gia vào quá trình phát triển phần mềm, làm việc với các công nghệ mới nhất, và học hỏi từ những lập trình viên giàu kinh nghiệm.
2. “Max ping” kỹ năng mềm/hỗ trợ:
Kỹ năng mềm là những kỹ năng “vàng” mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng săn đón. Giao tiếp tốt, làm việc nhóm hiệu quả, quản lý thời gian khoa học, giải quyết vấn đề linh hoạt,… là những yếu tố giúp bạn nổi bật giữa đám đông và thăng tiến nhanh chóng trong sự nghiệp.
Thực tập chính là “lò luyện” hoàn hảo để bạn rèn luyện những kỹ năng này. Bạn sẽ phải tương tác với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác,… từ đó học cách giao tiếp khéo léo, thuyết phục, và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Bạn cũng sẽ được làm việc trong một nhóm, học cách hợp tác, chia sẻ, và giải quyết mâu thuẫn. Đây là những kỹ năng rất quan trọng cho nền tảng phát triển vững chắc sự nghiệp của các bạn trong tương lai.
3. Tìm ra “chân ái” nghề nghiệp:
Bạn có chắc chắn mình đã chọn đúng ngành nghề? Bạn vẫn luôn tự hỏi con đường nào giúp phát triển tối ưu? Thực tập sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này. Bằng cách trải nghiệm thực tế công việc, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những yêu cầu, thách thức, và cơ hội của ngành nghề mình đã chọn. Nếu thấy phù hợp, bạn có thể tự tin theo đuổi đam mê. Còn nếu không, tadaaa, bạn hoàn toàn có thời gian để thay đổi, thử nghiệm và tìm kiếm một hướng đi mới phù hợp hơn.
4. “Full combo” kỹ năng:
Quá trình đi thực tập không chỉ giúp bạn học hỏi và rèn luyện những kỹ năng liên quan trực tiếp đến chuyên ngành mà còn mở ra cơ hội để bạn học hỏi và rèn luyện những kỹ năng khác bổ trợ trực tiếp và cả gián tiếp cho quá trình phát triển. Ví dụ, bạn có thể học thêm được cách viết báo cáo, thuyết trình trước đám đông, tổ chức sự kiện, quản lý dự án,… Những kỹ năng này sẽ là “vũ khí bí mật” giúp bạn tỏa sáng và trở thành một ứng viên toàn diện và hấp dẫn hơn hẳn trong mắt nhà tuyển dụng.
“Tấm vé vàng” cho sự nghiệp của bạn
Vẫn có những con đường và lựa chọn khác nhau cho việc phát triển sự nghiệp của mỗi một bạn trẻ. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn đúng ở thế giới, quá trình đi thực tập và cọ xát thực tế, tích lũy kinh nghiệm và học hỏi từ nhiều doanh nghiệp khác nhau luôn là một lựa chọn có tỉ lệ thành công cao, đóng vai trò nền tảng để tạo dựng nên thành quả. Dưới đây là 04 lợi ích quan trọng để bạn tham khảo:
1. CV “chất” hơn nước cất:
Một CV với đầy đủ kinh nghiệm thực tập sẽ giúp bạn nổi bật giữa hàng trăm ứng viên khác. Hầu hết nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao và ưu tiên cho những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc thực tế, biết cách áp dụng kiến thức vào thực tiễn, và đã được rèn luyện những kỹ năng hỗ trợ khác cần thiết cho công việc. Kinh nghiệm lúc này hoàn toàn có thê đến từ các dự án tại trường, dự án trong quá trình làm thêm hay các hoạt động bên ngoài xã hội mà các bạn đã dành thời gian và cống hiến công sức để tạo nên giá trị tốt đẹp ngay từ khi giai đoạn còn ở trên giảng đường.
2. Cơ hội việc làm “rộng cửa”:
Nhiều công ty thường có chính sách ưu tiên tuyển dụng chính thức những thực tập sinh đã thể hiện tốt trong quá trình thực tập. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn chứng minh năng lực và tiềm năng to lớn của mình với doanh nghiệp có vị trí phù hợp. Điều này là nấc thang khởi đầu không thể tuyệt vời hơn cho việc có được một công việc phù hợp với năng lực của mình ngay sau khi tốt nghiệp.
3. Kiến thức “thực”:
Quá trình đi thực tập giúp bạn kết nối giữa lý thuyết đã học và thực tế bên ngoài, đồng thời biến những kiến thức khô khan thành những trải nghiệm chân thực. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của một doanh nghiệp, cách áp dụng linh hoạt những kiến thức riêng lẻ vào xử lý một tình huống, hay cách mọi người làm việc và tương tác với nhau để vượt qua thách thức mà bạn sẽ cần giải quyết trong công việc. Kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm và đúc kết, cải tiến trong công thức D-C-K-T-K của OKR.BUSINESS là một chu trình không hoàn hảo hoàn toàn nhưng rất hiệu quả các bạn trẻ áp dụng trong cả cải thiện chất lượng cuộc sống và xây dựng sự nghiệp xuất sắc.
4. Kinh nghiệm là “kim cương”:
Kinh nghiệm thực tế là thứ bạn không hoặc chưa có được khi còn ở giảng đường. “Đời không như mơ” là câu nói vui nhưng cũng phản ánh rất sát thực tiễn. Với sự nổ lực trong công việc, cọ xát với thử thách trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ, vượt qua khó khăn để đạt mục tiêu… tất cả những điều đó sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, về những điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó có lộ trình và định hướng phát triển và hoàn thiện bản thân một cách rõ nét và toàn diện hơn. “Áp lực tạo kim cương” và bạn chính là viên ngọc thô đang chờ đợi được tỏa sáng.
Lời khuyên “nhỏ bỏ túi” khi lựa chọn và đi thực tập:
- Tìm kiếm cơ hội: Đừng ngại “lùng sục” khắp nơi để tìm kiếm cơ hội thực tập phù hợp với mình. Hãy tham gia các hội thảo nghề nghiệp, sự kiện tuyển dụng, và tận dụng các trang web tìm kiếm việc làm uy tín. Tất nhiên, hãy chọn lọc thông minh và tránh “rải” ở nơi mình chưa thực sự hứng thú.
- Chuẩn bị kỹ càng: CV, trang phục, xử lý tình huống, trình bày bản thân… tất cả đều phải “chuẩn không cần chỉnh”. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc của mình ngay từ những bước chuẩn bị đầu tiên.
- Học hỏi không ngừng: Thực tập là cơ hội tốt để bạn học hỏi và phát triển. Đừng ngại đặt câu hỏi, tìm kiếm sự giúp đỡ từ đồng nghiệp và cấp trên, và luôn sẵn sàng tiếp thu những phản hồi để hoàn thiện bản thân.
- Xây dựng mối quan hệ: Mạng lưới quan hệ là một tài sản vô giá trong suốt quãng đời sự nghiệp. Hãy tận dụng cơ hội thực tập để kết nối với đồng nghiệp, sếp, và những người trong ngành. Biết đâu, họ sẽ là những người giúp bạn mở ra những cánh cửa cơ hội mới trong tương lai.
Vậy thì, bạn đã tự tin bước vào thế giới công việc chưa? Ngay bây giờ, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm chương trình thực tập chuyên sâu IEP. Tại IEP, bạn sẽ được hơn cả “cầm tay chỉ việc” bởi những chuyên gia hàng đầu, được trải nghiệm môi trường doanh nghiệp thực tế, và còn phát triển những kỹ năng cần thiết để thành công trong sự nghiệp. Còn chần chừ gì nữa, hãy tìm hiểu thêm về IEP ngay hôm nay nhá!